Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Thực hành mỗi ngày sống tích cực

  1. Viết ra HOẶC nghĩ về những điều tích cực đã làm trong ngày. 
  2. Viết ra HOẶC nghĩ về những điều mình sẽ làm để thay đổi và tốt hơn. 
  3. Trải nghiệm cảm giác thực hiện mục tiêu cuộc đời mỗi ngày một lần. 
  4. Khi có cảm xúc tích cực, nhanh chóng chuyển hóa và ghi nhớ : tâm tưởng và ý nghĩ của tôi là do tôi suy nghĩ và chỉ tôi là người có thể thay đổi triệt để. 
  5. Khi nóng giận hãy đừng nói, đừng làm gì hết hãy ngưng và từ chối cuộc đối thoại, và quay về hơi thở. 
  6. Nghĩ về những người quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời mình. 
  7. Định tâm. 
  8. Thực hiện ngay khi có thể: không trì hoãn thực hiện những việc đáng ra phải làm.
  9. Cần tập thay đổi: nâng đỡ, tha thứ, khiêm cung, đau khổ , nóng giận, .... 
  10. Sống mỗi ngày như ngày cuối cùng cuộc đời. 
  11. Khi mệt mỏi thì tìm cách nghỉ ngơi ngay. 
Trung Nguyên Coffee, Phạm Ngọc Thạch & and reviewed at home. 

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Ghi nhận từ chia sẻ của anh Phạm Hồng Hải và chị Vũ My Lan

Lại lần nữa được nghe và khẳng định hơn về :

Lập kế hoạch cuộc đời. 
* Ask yourself every day: what is your meaning?
* Nắm lấy cơ hội làm làm bằng tất cả khả năng của mình. 
Xây dựng đam mê. 

Hãy đi tìm đam mê. Hãy sống hết mình vì ngày hôm nay. Hãy tự hỏi bản thân, nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, mình có thấy mình thật sự hạnh phúc hay sống xứng đáng vì ngày hôm nay không.
Hãy tìm rồi sẽ thấy, ở nơi nào con tim mình muốn mình là người hiểu rõ nhất. 

Nếu phải lựa chọn giữa đi và ở: hãy xác định đây là cơ hội để nhìn lại chính mình. Nhìn lại giá trị mà bản thân theo đuổi xem những gì mình cống hiến có phải là những gì thật sự mong đợi.

Quản lý vấn đề politics trong tổ chức : không có nơi nào không có chính trị, nhưng hãy sử dụng chính trị như cách mình muốn chứ không phải lợi dụng chính trị thay vì thực tài, thực học và khả năng tự rèn luyện bản thân.

Cân bằng cuộc sống có ba cách thường dùng là: Tập thể dục thường xuyên đều đặn, không cần phải quá hấp tấp hay dồn dập, đọc sách, và làm công việc từ thiện hay tình nguyện.

Những nhân tố để thành công: Ngoại hình, May mắn khi đầu tư đúng đắn, Networking, Politics.

Quản lý lãnh đạo với John Maxwell "21 nguyên tắc vàng của Maxwell "

"Ai cũng có thể thành công ở cả gia đình và sự nghiệp, hãy học cách quản lý chứ đừng buộc bản thân phải hy sinh."

Về năng lực lãnh đạo: Năng lực con người là vô hạn. Sếp không phải là người thông minh nhất mà là người biết lắng nghe nhất và thấu hiểu năng lực con người nhất.

Xu hướng nghề nghiệp: Compliance Fraud and Relationship development.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

NHỮNG ĐỨA TRẺ


Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học lên án.
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù địch thì hay đánh nhau.
Những đứa trẻ sống trong sự sợ hãi thì học được thói sợ sệt.
Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm.
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí đố kị thì học được thế nào là tham vọng.
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được sự nhẫn nại.
Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.
Những đứa trẻ sống giữa những lời khen tặng đúng lúc thì học đánh giá cao những gì bao quanh chúng.
Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học cách phấn đấu.
Những đứa trẻ sống trong sự san sẻ thì học để trở nên hào hiệp.
Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và sự công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.
Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới là nơi tốt đẹp để sống.
(st)

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Chia sẻ của anh Nguyễn Tuấn Quỳnh về relationship capital

1. Khi giúp đỡ được trong khả năng của mình thì vui lòng giúp đỡ ngay mà không cần tính toán. Ngược lại khi cần được giúp đỡ thì cũng không nên quá ngần ngại mở lời.
2. Mỗi ngày sử dụng 2 giờ để xây dựng relationship qua nói chuyện, chia sẻ, social network, ăn trưa, ăn sáng,...
3. Nên xây dựng các mối quan hệ thông qua thấu hiểu và những giá trị chứ đừng dùng tiền. Nếu có thì cũng là yếu tố thứ yếu và để trang trí là chính. 

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Điểm sách : Đánh thức con người phi thường trong bạn - Anthony Robbins

Đây chỉ là trải nghiệm của bản thân tôi khi đọc sách. Bạn có thể có suy nghĩ khác. Tuy nhiên đây là một quyển sách xuất sắc để đọc.

Có thể quan điểm của Anthony Robbin là mỗi người /cá nhân đều mang bên trong tố chất/ đức tính để trở thành một con người phi thường vĩ đại. Hiểu được sức mạnh ấy, làm chủ nguồn năng lượng bên trong và từ đó thay đổi từ những hành vi/thói quen từ nhỏ nhất đến hình thành nên những giá trị/ mô thức và 'biến đổi' thành con người mới từ suy nghĩ đến hành động và cả thể chất để tạo nên thành công đột phá.

1. Hiểu về cảm xúc: 
không có cảm xúc nào là hoàn toàn xấu hoặc hoàn toàn tốt. Một cảm xúc đến đều có một ý nghĩa nhất định. Bằng nhiều công cụ điều tiết những cảm xúc tiêu cực như thay đổi trạng thái cơ thể, đặt câu hỏi, thay đổi ngôn từ. Tony cũng đặc biệt cung cấp bảng tham chiếu 10 tín hiệu hành động của cảm xúc, và 10 cảm xúc quyền năng giúp ta hiểu nguồn gốc và tín hiệu của những cảm xúc tiêu cực, đồng thời nuôi dưỡng thói quen tạo ra cảm xúc tích cực. 

10 Tín hiệu hành động: Khó chịu, Sợ hãi, Tổn Thương, Giận dữ, Thất Vọng, Hụt Hẫng, Mặc cảm tội lỗi, Bất tài vô dụng, Quá tải, Cô Đơn 

10 cảm xúc quyền năng: Yêu Thương, cảm kích & biết ơn, Tò mò học hỏi, Phấn Khích & Đam Mê , Quyết tâm, Linh hoạt, Tự tin, Vui vẻ, Khỏe khoắn, Đóng góp;

2. Làm chủ cảm xúc: Sau khi hiểu cảm xúc. Ta cần ngừng lại một chút để thật sự hiểu ta đang cảm thấy gì qua cảm xúc này. => Tự hỏi tại sao có cảm xúc này. Có nghĩa là tìm hiểu nguyên nhân có cảm xúc này. Ta có cảm xúc này thật sự là do ta cảm nhận hay chỉ do ta bị tác động bên ngoài, hay thực ra ta chưa nhìn ra bản chất của vấn đề mà dẫn đến ngộ nhận => Tự đặt câu hỏi, Mình đã từng làm gì để vượt qua điều tương tự trong quá khứ => Mình còn có thể làm gì để xoay chuyển tình thế/ để thay đổi. 

Khi đặt câu hỏi , vô tình người thực tập đã hiểu phương pháp để giải quyết vấn đề.

Xây dựng niềm tin phổ quát: "Tôi là khởi nguồn của tất cả cảm xúc của tôi. Không gì và không ai thay đổi cách tôi cảm nhận ngoại trừ chính tôi. Nếu tôi thấy bản thân đang phản ứng với bất kỳ điều gì, tôi có thể thay đổi cách hành xử đó ngay lập tức"

3. Xây dựng giá trị sống, chiếc la bàn của cuộc đời: 

Theo tôi có 2 mục đích quan trọng để xây dựng giá trị sống là:

(1) Để tránh lạc lối trong suy nghĩ và hành động. Đồng thời tập trung nuôi dưỡng những giá trị có ý nghĩa đến chất lượng cuộc sống mà cá nhân đề cao. 

(2) Tránh xung đột khi theo đuổi trong tiềm thức những giá trị sống mà trên cơ bản là xung đột lẫn nhau. 

4. Mục tiêu cuộc đời và đam mê vĩ đại, nền tảng của tương lai tươi sáng: 

Để có một bộ mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được là một điều không dễ dàng. Nhiều mục tiêu không đạt được cũng là "chiếc neo" cảm xúc làm giảm đi động lực, và ý chí của người thực hiện. Vì vậy việc đặt mục tiêu phải hiểu rõ năng lực và tiềm năng của bản thân. Mục tiêu cần đo đếm được, cụ thể, và có thời gian thực hiện. Mục tiêu có thể rất lớn hoặc vĩ đại nhưng từng bước thực hiện cần rất thực tế và thực hiện từng đầu việc. Có đôi khi có những đầu việc rất nhỏ nhưng sẽ là ngòi nổ kéo đà cho những mục tiêu khác. Những thành công từ những mục tiêu nhỏ sẽ tạo đà để thực hiện những mục tiêu tiếp theo và cuối cùng là mục tiêu vĩ đại nhất. 

Trích dẫn hay: Cần trải nghiệm cảm giác đạt mục tiêu 1 lần trong ngày. xem lại toàn bộ danh sách sau 6 tháng để đảm bảo mục tiêu vẫn còn sức sống , hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Sau khi hoàn thành 1 mục tiêu thì hãy đặt mục tiêu cao hơn. 

5. Theo dõi những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống để xem mình đã thực sự đi đúng hướng: Sức khỏe, tài chính, Gia đình, Tình yêu,...

HÀNH ĐỘNG: 7 ngày định hướng. 

1. làm chủ cảm xúc. 
2. Rèn luyện thể chất . 
3. Tạo dựng và duy trì mối quan hệ. 
4. Quản lý tài ch1inh. 
5. Xây dựng quy tắc ứng xử. 
6. Quản lý thời gian. 
7. Nghỉ ngơi và vui chơi. 

NHỮNG THÓI QUEN HAY: 
7 câu hỏi buổi sáng. 

  1. Tôi hạnh phúc vì điều gì trong cuộc sống hiện tại. 
  2. Tôi phấn khích vì điều gì. 
  3. Tôi tự hào về điều gì 
  4. Tôi biết ơn vì điều gì. 
  5. Tôi thích thú điều gì. 
  6. Tôi nhiệt tâm với điều gì. 
  7. Tôi yêu thương ai? và ai yêu thương tôi? 

3 Câu hỏi buổi tối 
  1. Hôm nay tôi đã cho đi điều gì? cho đi bằng cách nào? 
  2. Tôi đã học được điều gì trong ngày hôm nay? 
  3. Ngày hôm nay đã gia tăng chất lượng sống của tôi thế nào? 


TP HCM , ngày 6/9/2014