Dù biết bài trắc nghiệm này từ khá lâu qua minh giáo của một ông anh nhưng hôm nay tôi mới thực sự nhập môn tìm hiểu và thực nghiệm bô môn này. Vậy mới thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa 'học' và 'hành', giữa lý thuyết và thực nghiệm. Có những điều tưởng đã hiểu, đã thông nhưng rồi gặp thầy, gặp bạn mới biết kiến thức mình còn mỏng manh và cần lắm những trải nghiệm, những tương tác giữa người với người để kiểm chứng những gì mình hiểu.
MBTI khái quát hóa tính cách của con người thông qua mối quan hệ/tương tác giữa bốn cặp tính cách/phạm trù đối lập từ đó cho ta hiểu được cách từng dạng người có xu hướng
1. Lấy năng lượng như thế nào: Interversion >< Extroversion
2. Cách tiếp nhận thông tin /thế giới bên ngoài: Sensing >< Intuition
3. Cách ra quyết định; Feeling >< Thinking
4. Thái độ hay định hướng với thế giới bên ngoài.Judging >< Perceiving
Việc hiểu đúng và đầy đủ MBTI đem lại cho người học phương pháp/tool rất hữu ích để hiểu tích cách của bản thân cặn kẽ hơn, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của tính cách để từ đó có ý thức rõ ràng và sáng suốt hơn để cải thiện hoặc hoàn thiện hơn. MBTI cũng giúp trang bị cái nhìn khách quan và thông cảm hơn đối với mọi người xung quanh, hoàn thiện thêm kỹ năng ứng xử, suy luận và một phần hỗ trợ cho kỹ năng giải quyết tình huống trong công việc trong cuộc sống, do hiểu được điểm ưu và nhược của từng loại tính cách của đối phương.
Tuy nhiên người học MBTI quan trọng nhân cần có ý thức rõ ràng về nguyên tắc sau khi sử dụng MBTI:
1. Chỉ nên nhận xét chứ không phán xét: hiểu từng dạng người /hay hiểu chính mình là để giúp mình hoặc người ta hoàn thiện chứ không phải để 'dán nhãn' và tuyên bố tính cách đó là bất khả thay đổi hay hoàn toàn tiêu cực, bởi ta hiểu rằng tính cách nào cũng hàm chứa những điểm hữu ích nổi trội của nó.
2. Không tự đóng khung bản thân: khi hiểu tích cách mình rồi thì cũng đừng tự trách móc hay tự áp đặt bản thân về tính cách bởi ta hiểu ta các tính cách có thể rèn luyện để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sống, điều kiện làm việc nhằm đặt hiệu năng tốt nhất có thể.
3. Không đổ lỗi: bởi nếu ta chỉ biết đổ lỗi việc bất hoàn thành nhiệm vụ /mục tiêu/ thất bại là do tính cách thì việc học MBTI sẽ chẳng có ý nghĩa gì nữa ngoài việc cho bạn thêm một lý do nữa để làm mạnh thêm thói quen tự bào chữa mà không chịu trách nhiệm 100% về hành động của bản thân mình.
HCMC, 19/10/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét